Những dạng khác của định lý Định lý Pythagoras

Như đã nhắc đến ở đoạn giới thiệu, nếu c ký hiệu là chiều dài của cạnh huyền và a và b ký hiệu là chiều dài của hai cạnh kề, định lý Pytago có thể biểu diễn bằng phương trình Pytago:

a 2 + b 2 = c 2 . {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2}.}

Nếu đã biết chiều dài cả a và b, thì cạnh huyền c tính bằng

c = a 2 + b 2 . {\displaystyle c={\sqrt {a^{2}+b^{2}}}.}

Nếu biết độ dài của cạnh huyền c và một trong các cạnh kề (a hoặc b), thì độ dài của cạnh kề còn lại được tìm bằng công thức: a = c 2 − b 2 {\displaystyle a={\sqrt {c^{2}-b^{2}}}} hoặc b = c 2 − a 2 . {\displaystyle b={\sqrt {c^{2}-a^{2}}}.}

Phương trình Pytago cho liên hệ các cạnh của một tam giác vuông theo cách đơn giản, do đó nếu biếu chiều dài của hai cạnh bất kỳ thì sẽ tìm được chiều dài của cạnh còn lại. Một hệ quả khác của định lý đó là trong bất kỳ tam giác vuông nào, cạnh huyền luôn lớn hơn hai cạnh kia, nhưng bé hơn tổng của hai cạnh.

Định lý khái quát định lý này cho tam giác bất kỳ này đó là định lý cos, cho phép tính chiều dài của một cạnh khi biết chiều dài của hai cạnh kia cũng như góc tạo bởi hai cạnh này. Nếu góc giữa hai cạnh này là góc vuông, định lý cos sẽ trở về trường hợp đặc biệt đó là định lý Pytago.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Định lý Pythagoras http://www.sunsite.ubc.ca/LivingMathematics/V001N0... http://publish.uwo.ca/~jbell/ http://www.bloomsburypress.com/books/catalog/hidde... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/485209 //books.google.com/books?id=mIT5-BN_L0oC&pg=PA77 http://www.mathopenref.com/pythagorastheorem.html http://mathworld.wolfram.com/PythagoreanTheorem.ht... http://aleph0.clarku.edu/~djoyce/java/elements/boo... http://aleph0.clarku.edu/~djoyce/java/elements/boo... http://aleph0.clarku.edu/~djoyce/java/elements/ele...